Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

GIỚI THIỆU ĐẠO SẮC PHONG ĐÌNH NGÔ - THÔN QUYẾT THẮNG – XÃ TÂN HƯNG – TIÊN LỮ - HƯNG YÊN

 Nguyễn Văn Chiến
Sắc phong ( 封) là văn bản mang tính nhà nước dùng để truyền mệnh lệnh của nhà vua phong chức cho quan lại, quý tộc, khen thưởng người có công hay phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình, đền... Sắc phong thường được viết trên vải hay giấy sắc đặc biệt, người xưa vẫn thường gọi là giấy Long đàm.
Sắc phong có hai loại: sắc phong thần và sắc phong chức tước. Sắc phong thần dùng để phong thần hiệu, định danh cụ thể danh thần cho nơi tế tự. Với tín ngưỡng làng xã thì việc xếp hạng cho các vị thần trong đình làng rất quan trọng, thể hiện được công trạng và sự linh ứng của vị thần đó. Sắc phong tước do nhà vua dùng để phong chức tước cho các quan lại, quý tộc, người có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước.
Sắc phong là loại cổ vật, cổ văn rất có giá trị do tính độc bản và là nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu văn bản sắc phong của đình Ngô - thôn Quyết Thắng -  xã Tân Hưng – huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên. Đạo sắc có nhiều thông tin thú vị mà chúng ta có thể tìm hiểu. Nội dung của đạo sắc này như sau: 


Sắc Anh duệ, thần triết, hiển đức, phong công, sùng hy, tập khánh, cảm ứng, phu thuật, phù tộ, trung chính, thuần túy, anh đôn, linh thông Bến Chỉ đại vương.
Sơn xuyên dục tú, hà hải chung linh, hãn hoạn, trừ tai, tứ cảnh tư đào, tộ tịch, tế dân, hộ quốc, ức niên vĩnh điện, thái bàn kí chiêu tương hữu chi công.Cái cử bao phong chi điển vi.
Quốc gia quang trạch, Bắc Kinh tân nguyên thi lệnh lễ hữu đăng trật ứng gia phong mỹ tự, tam tự, khả gia phong: anh duệ, thần triết, hiển đức, phong công, sùng hy, tập khánh, cảm ứng, phu thuật, phù tộ, trung chính, thuần túy, anh đôn, anh uy, hùng lược, tuấn liệt linh thông Bến Chỉ đại vương. Cố.
Sắc!
Bảo Hưng nhị niên,ngũ nguyệt thập thất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho Đại vương Bến Chỉ là bậc anh duệ, thần triết, hiển đức, phong công, sùng hy, tập khánh, cảm ứng, phu thuật, phù tộ, trung chính, thuần túy, anh đôn, linh thông
Núi sông hun đúc, biển cả sinh thành; ngăn hoạn, trừ tai, bốn cõi cùng mừng, quanh năm cứu giúp cho dân, che chở cho nước ức niên còn mãi, làm nền thái bình bền vững, (thần) đã tỏ rõ công lao phù giúp.Vì vậy, đề cử phong tặng, ghi vào tự điển.
Nay quốc gia yên ổn, rạng ngời mở đầu cho vương triều ở Bắc Kinh nên ra lệnh vào lễ đăng trật có thể phong thêm (cho thần) ba chữ mỹ tự là: Đại vương Bến Chỉ là bậc anh duệ, thần triết, hiển đức, phong công, sùng hy, tập khánh, cảm ứng, phu thuật, phù tộ, trung chính, thuần túy, anh đôn, anh uy, hùng lược, tuấn liệt linh thông. Cho nên.
Sắc cho.
Ngày 17 tháng 5 năm Bảo Hưng thứ 2 ( 1802)
Trên đây là nội dung của văn bản sắc phong thuộc xã Tân Hưng. Trước đây vùng đất này là đất của phủ Tân Hưng “Đêi Lª Th¸nh T«ng ®Æt phñ Kho¸i Ch©u (5 huyÖn: Kim §éng, §«ng Yªn, Thiªn Thi, Tiªn L÷, Phï Dung) vμ phñ T©n H−ng (4 huyÖn: Diªn Hμ, Ngù Thiªn, ThÇn Khª, Thanh Lan), ®Æt thuéc thõa tuyªn Thiªn Tr−êng (1469), sau ®æi thuéc thõa tuyªn S¬n Nam (1473). Sau chia S¬n Nam lμm 2 lé: phñ Kho¸i Ch©u thuéc S¬n Nam Th−îng, phñ Tiªn H−ng (cò lμ T©n H−ng) thuéc S¬n Nam H¹ (C¶nh H−ng 2, 1741)”.[1]
Những vấn đề mà đạo sắc truyền tải
Về văn tự trên đạo sắc: phần lớn chữ được dùng để viết sắc là chữ Hán, có hai chữ là “Bến Chỉ” viết bằng chữ Nôm. Có lẽ, đây là một trong những đạo sắc nằm trong số hiếm các sắc xuất hiện văn tự Nôm, một thể văn tự vẫn có vị thế ít được coi trọng trong các văn bản mang tính quốc gia (triều đình), quyền lực thuộc chế độ phong kiến.
Về nhìn nhận lịch sử: ngoài giá trị về văn tự, cổ vật thì đạo sắc này còn góp phần minh chứng thêm lịch sử một cách khá cụ thể. Chúng ta có thể thấy, một số sách thuộc hệ thống sách tính niên biểu các triều đại Việt Nam không ghi về niên hiệu Bảo Hưng, còn khi ghi về niên hiệu này thì phần lớn các sách đó viết về niên hiệu cuối cùng của nhà Tây Sơn kết thúc ở năm thứ 2 niên hiệu Bảo Hưng (tức là vào ngày 29 tháng 4 năm Nhâm Tuất - 1802). Đến đầu tháng 5 (ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất – 1802) Nguyễn Ánh lên ngôi và mở đầu cho vương triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long.
Nhưng thực ra, tháng 5, năm Nhâm Tuất, vua Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản) vẫn còn quản lý miền Bắc và gọi kinh đô mới ở đây là Bắc Kinh (Kinh đô phía Bắc). Tuy nhiên, trong lúc bị Gia Long truy kích Nguyễn Quang Toản vẫn còn làm được một số việc liên quan đến văn hóa như xây dựng đình, đúc chuông, ban sắc. Như vậy, ít nhất ở vùng Thăng Long – Phố Hiến, niên hiệu Bảo Hưng vẫn còn giá trị pháp lý trong tháng 5, năm Nhâm Tuất; mặc dù Gia Long lúc đó đã lên ngôi, xác lập quyền quản lý của mình và phủ nhận hoàn toàn nhà Tây Sơn. Theo tác giả Chu Quang Trứ thì Chùa làng Mơ Táo (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội vẫn còn quả chuông ghi rõ niên đại đúc và sửa: “Bảo Hưng nhị niên, tuế tại Nhâm Tuất tu tạo, ngũ nguyệt, nhị thập nhất nhật Canh Dần trú thành” do một Phật tử xứ Yên Quảng làm Hiệp trấn tổ chức đúc và khắc nổi chữ to bài văn chữ Phạn được dùng trong lễ tang ma xưa”. Như thế, những văn bản được ghi trong thời gian tháng 5, năm Nhâm Tuất vẫn được được Nhà nước sử dụng và nhân dân thừa nhận; dù ngay khi đó nhà Nguyễn có biết các di vật, văn bản dạng này thì họ vẫn tôn trọng và không phá hủy.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến văn bản sắc phong mà chúng tôi vừa giới thiệu. Qua bài viết này, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu để chúng tôi có thêm nhiều kiến giải cụ thể hơn nữa.
 


[1] Đồng Khánh Dư địa chí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét